Đi cùng với sự phát triển đa dạng trong mọi lĩnh vực, các loại vật liệu thi công cũng ngày một phong phú hơn. Trong đó có thể kể đến ván ép chịu nước – một trong những sáng kiến thông minh vô cùng nổi bật của ngành kỹ thuật sản xuất và chế biến gỗ.
Gỗ ván ép chịu nước là gì?
Gỗ ván ép chịu nước có tên tiếng Anh là WBP plywood (WBP: Water Boiled Proof). Vật liệu này ở Việt Nam còn được biết đến với một cách gọi khác là ván chống ẩm.
Gỗ dùng cho sản xuất ván ép là các loại gỗ thông dụng, ngắn ngày như bạch đàn, keo, thông,… Sau khi khai thác chúng sẽ được xay nhỏ và ép thành từng tấm mỏng. Các tấm này sẽ được ép chặt với nhau bằng keo chuyên dụng có đặc tính chống thấm nước (thường là keo gỗ Phenol) dưới nhiệt độ – áp suất cao. Sau quá trình xử lý, loại vật liệu này có độ cứng cáp và chắc chắn không hề thua kém gỗ tự nhiên. Chúng được sản xuất và phân ra thành nhiều loại với kích thước khác nhau để đáp ứng cho từng yêu cầu sử dụng riêng biệt.
Bằng việc khai thác hợp lý và sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng dưới dây chuyền công nghệ cao nên loại gỗ ván ép này được đánh giá là thân thiện với môi trường, không đe dọa đến tài nguyên rừng và an toàn với sức khỏe con người.
Đặc điểm, tính năng gỗ ván ép chịu nước
Gỗ ván ép chịu nước được biết đến với những đặc điểm ưu trội như:
- Có độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt, ổn định về mặt vật lý nên hiếm khi bị cong vênh, co ngót, biến dạng, phồng rộp trong sử dụng.
- Có khả năng chịu nước tốt, chịu nhiệt cao. Chính vì thế nên nó thích nghi tốt với các điều kiện môi trường độ ẩm cao như nhà bếp, nhà tắm hay các hạng mục ngoại thất.
- Có thể cố định chắc chắn bằng vít hoặc keo chuyên dụng.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng và tiện lợi trong khâu vận chuyển cũng như thi công.
- Bề mặt ván gỗ phẳng, có khả năng chống trầy, mài mòn.
- Hạn chế bám bẩn, dễ lau chùi vệ sinh.
- Thi công lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, có thể tháo dỡ tái sử dụng nhiều lần.
- Chất liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe. Hiện tại, đây là một trong những vật liệu được khuyến khích sử dụng thay thế cho các loại gỗ tự nhiên giữa tình trạng rừng ngày một thu hẹp, nguồn gỗ khai thác ngày một khan hiếm.
Thông số kỹ thuật
- Kích thước: RộngxDài 1220mm x 2440mm
- Dày: 4mm, 6mm, 9mm, 12mm, 16mm, 19mm, 25mm
- Mật độ ép: 150 tấm gỗ/m2
- Trọng lượng: 700 – 800kg/m3
- Độ ẩm: 25% – 30%
- Lực phá vỡ mặt keo: 15 – 18k/cm2
- Kéo dọc thớ: 500kg/cm2
- Kéo ngang thớ: 300kg/m2
- Nguyên liệu: gỗ bạch đàn, gỗ bạch dương, gỗ keo, gỗ sồi, gỗ xoan đào,…
- Keo phụ gia: Phenol Formaldehyde (PF)
Phân loại gỗ ván ép chịu nước
Hiện nay trên thị trường, gỗ ván ép chịu nước thường được phân chia thành 2 loại dựa trên đặc điểm về chất liệu và công nghệ gia công. Đó là:
Ván ép gỗ cứng
Ván ép gỗ cứng thường được làm từ các loại gỗ thông, gỗ bạch dương
Ván ép gỗ mềm
Ván ép gỗ mềm thì thường được làm từ các loại gỗ như Lauan, cây dái ngựa, cây bulo
Ưu, nhược điểm gỗ ván ép chịu nước
Bất cứ loại vật liệu nào dù tốt đến đâu thì cũng đều có những điểm đặc trưng riêng. Và tất nhiên, gỗ ván ép chịu nước cũng không ngoại lệ.
Sau đây, chúng ta cùng điểm qua ưu – nhược điểm của dòng sản phẩm này. Đó là gì?
Ưu điểm
- Có khả năng chống nước, chịu ẩm tốt, chống lại mối mọt, không lo mục rỗng nên có thể thi công ở điều kiện ngoài trời hay các khu vực độ ẩm cao trong nhà.
- Chỉ số đàn hồi cao, có thể chống nứt nẻ, vặn xoắn, co ngót, cong vênh
- Tuổi thọ cao, bền bỉ, sử dụng được trong thời gian dài
- Bề mặt nhẵn sáng bóng, không bám dính bụi bẩn, dễ làm sạch vệ sinh
- Có thể chịu được nhiệt độ cao, không xuất hiện tình trạng biến dạng, phồng rộp, tách lớp
- Trọng lượng nhẹ nên vận chuyển, thi công dễ, chi phí vận chuyển cũng rẻ hơn
- Tính thẩm mỹ được đánh giá cao, màu sắc tự nhiên, bắt mắt
- Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất và phục vụ trong các công trình xây dựng
- Có khả năng tái sử dụng nhiều lần
Laminate là gì? Cần tìm hiểu gì về loại vật liệu này, xem thêm tại đây: https://sangonguyenkim.com/laminate-la-gi/
Nhược điểm
Sản phẩm đòi hỏi phải sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn cao. Nếu không đáp ứng được khiến cho các kỹ thuật phun keo, sấy tẩm đúng quy định thì ván sẽ không đảm bảo chất lượng sử dụng. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng co ngót, cong vênh khi sử dụng.
Ứng dụng của ván ép chịu nước
Với những ưu điểm nổi bật trên mà gỗ ván ép chịu nước được đánh giá cao và đưa ra ứng dụng rộng rãi. Cụ thể như:
+ Sản xuất đồ nội thất
+ Thi công ngoại thất
+ Làm cốp pha hỗ trợ các công trình xây dựng
+ Sản xuất sản phẩm công nghiệp
Báo giá gỗ ván ép chịu nước
Khi bàn về giá cả gỗ ván ép chịu nước, chúng ta cần phải nhìn nhận đánh giá trên nhiều yếu tố. Bao gồm:
+ Kích thước của gỗ ván ép
+ Chủng loại sản phẩm gỗ ván ép
+ Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm là gỗ ván ép nhập khẩu hay sản xuất trong nước. Thông thường, hàng nhập khẩu sẽ có giá thành cao hơn.
+ Chính sách giá cả của nhà phân phối
+ Chi phí kèm theo như vận chuyển, lắp đặt, thi công,…
Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng đến báo giá gỗ ván ép chịu nước trên thị trường hiện nay. Nếu bạn băn khoăn muốn biết chính xác thông tin về giá cả được cập nhật mới nhất thì có thể liên hệ trực tiếp Sàn gỗ Nguyễn Kim theo hotline: 0909102111.
Nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng bắt máy và tư vấn đầy đủ thông tin theo yêu cầu của bạn.
Bài viết trên đây đã đề cập đến cho bạn khá chi tiết về thông tin của dòng sản phẩm gỗ ván ép chịu nước. Sàn gỗ Nguyễn Kim hi vọng với những kiến thức này. Bạn có thể nắm rõ được về sản phẩm cũng như dễ dàng hơn trong việc cân nhắc lựa chọn. Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn thêm, đừng ngại mà hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé. Trân trọng!