Gỗ plywood được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày hiện nay. Đây là loại gỗ ván ép được rất nhiều người ưa chuộng với nhiều ưu điểm và ứng dụng nổi bật. Vậy gỗ plywood là gì? Ưu – nhược điểm của gỗ plywood như thế nào? Ứng dụng của nó ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Gỗ plywood là gì?
Gỗ Plywood, “ván gỗ ép” hay “gỗ dán”là các tấm gỗ được ép từ nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng hơn, có kích thước và độ dày tương đồng. Các lớp này sẽ được xếp chồng lên nhau và kết dính bằng keo đặc biệt. Hiện nay, gỗ ván ép plywood được rộng rãi sử dụng trong sản xuất đồ dùng nội thất như bàn ghế, tủ, giường, sàn nhà và các ứng dụng khác trong thiết kế nội thất.
Đặc điểm
Ván gỗ plywood thường được tạo thành ừ các miếng gỗ tự nhiên, mỏng, ép lại với nhau bằng máy móc hiện đại thay vì dùng cốt bột gỗ công nghiệp. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của gỗ plywood là số lượng miếng gỗ ép trong một tấm là số lẻ như 3, 5, 7,… lớp tùy vào độ dày đã định.
Số lượng lớp gỗ lẻ hình thành 1 lớp lõi nằm chính giữa, 2 lớp gỗ bên ngoài có hướng vân giống nhau giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Ngoài ra, 2 lớp ngoài cùng cũng được xếp vuông góc giúp tăng khả năng chịu lực của ván, giảm hư hại, biến dạng, cong vênh mặt gỗ.
Cấu tạo
Mỗi miếng gỗ plywood được tạo nên từ các lớp gỗ có độ dày 1 – 5mm. Các lớp gỗ trong cùng 1 miếng sẽ có độ dày và kích thước bằng nhau. Giữa các lớp này là keo chuyên dụng được ép ở nhiệt độ cao giúp tăng độ dính, chắc chắn khi hoàn thành tấm ván. Về cơ bản, gỗ plywood sẽ gồm 3 phần sau:
- Phần lõi: gồm các lạng mỏng gỗ tự nhiên dày 1mm
- Phần keo: thường là keo phenol formaldehyde (PF) và urea formaldehyde (UF)
- Lớp bề mặt: gỗ tự nhiên
Ưu – nhược điểm của gỗ plywood
Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật của gỗ plywood phải kể đến như:
- Khả năng duy trì và tính ổn định lâu dài, ít bị trương nở.
- Độ cứng chắc cao, độ bền tốt, khả năng chống cong vênh tốt trong quá trình sử dụng
- Khả năng chống ẩm cực tốt mà không cần thêm chất phụ gia
- Khả năng bám vít tootys khi thi công
- Sử dụng với nhiều loại phủ bề mặt khác nhau, dễ dàng sản xuất và ứng dụng
- An toàn cho sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn các loại ván sàn gỗ công nghiệp khác do được làm từ gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, mức giá chênh lệch thường không quá nhiều nên đây là loại vật liệu nên được ưu tiên sử dụng.
- Màu sắc không quá đa dạng, ít họa tiết trang trí.
- Các cạnh ván ép dễ bị sứt mẻ khi cắt hay trong quá trình sử dụng.
- Dễ bị cong vênh, tách lớp
Ứng dụng của gỗ plywood trong đời sống
Gỗ plywood được có thể ứng dụng để tạo ra nhiều thứ trong cuộc sống hàng ngày như ốp sàn, tường, trần, dùng làm đồ nội thất như giường, tủ, bàn, ghế,….
Quy trình sản xuất gỗ Plywood
Một quy trình sản xuất ván ép (Plywood) thông thường bao gồm các bước sau đây được thực hiện trong một hệ thống máy móc chuyên dụng khép kín:
- Bước 1: Tách các lớp mỏng từ thân gỗ tự nhiên được cắt thành khúc có chất lượng và độ mịn đồng đều.
- Bước 2: Các lớp gỗ được cắt thành kích thước 8×2 feet hoặc mỏng hơn 4×2 feet và kiểm tra độ đàn hồi bằng máy móc đặc biệt.
- Bước 3: Gỗ được sấy khô với công nghệ hiện đại để giữ lại khoảng 7% độ ẩm.
- Bước 4: Các lớp gỗ được phủ keo và ép lại để tạo thành tấm ván gỗ thô.
- Bước 5: Các tấm ván thô được đưa vào dây chuyền sản xuất để ép với nhiệt độ và áp suất chuẩn đảm bảo độ kết dính và độ bền cao nhất.
- Bước 6: Sau khi ép, gỗ được cắt thành các tấm hình chữ nhật và được xử lý để có bề mặt mịn và đồng đều.
- Bước 7: Cuối cùng, các tấm gỗ được phủ keo và ép lại với nhiệt và áp suất 4 lần nữa để tạo ra sản phẩm ván ép hoàn chỉnh.
Các loại gỗ plywood phổ biến trên thị trường hiện nay
Ván ép gỗ Bạch Dương (Poplar Plywood)
Ván ép từ gỗ Bạch Dương (Poplar Plywood) có lõi làm từ các loại gỗ cứng như keo, bạch đàn hoặc cao su. Loại ván ép này có khả năng chống ẩm và nước nhưng không có khả năng chịu nhiệt và có thể bị phồng lên khi tiếp xúc với nước sôi.
Gỗ Bạch Dương cũng có thể bị tấn công bởi mối và cần được bảo quản trong môi trường khô ráo. Do đó, khi sử dụng, cần tránh để ván ép Bạch Dương tiếp xúc với nước hoặc được đặt ở các khu vực ẩm ướt, có nguy cơ bị tấn công bởi mối.
Ván ép gỗ Óc Chó (Walnut Plywood)
Ván ép gỗ óc chó (Walnut Plywood) được sản xuất từ các loại gỗ cứng trồng rừng như keo, bạch đàn và cao su, với độ dày từ 3mm đến 25mm. Tương tự như ván ép gỗ Bạch Dương, sản phẩm này cũng có khả năng chịu ẩm và nước lạnh, tuy nhiên không thể chống lại sự tấn công của mối mọt. Gỗ óc chó cũng sẽ bị biến dạng nếu tiếp xúc với nước sôi hoặc nhiệt độ cao.
Ván ép gỗ Sồi Trắng (White OAK Plywood)
Ván ép được sản xuất từ gỗ sồi trắng có kích thước tiêu chuẩn 1200mm x 2400mm và độ dày từ 7mm – 25mm. Loại gỗ này có khả năng chống ẩm tốt hơn so với hai loại ván ép được đề cập ở trên. Tuy nhiên, khả năng chống lại sự tấn công của mối mọt còn hạn chế và cần được bảo quản đúng cách.
Ván ép gỗ Tần Bì (ASH Plywood)
Ván ép tần bì cơ bản cũng được sản xuất từ các loại gỗ cứng trồng trong rừng, giống như các loại gỗ được đề cập ở trên. Tuy nhiên, mặt gỗ của ván ép này được phủ bởi lớp gỗ tần bì A/A, A/B nhập khẩu. Các đặc tính của ván ép tần bì tương đối giống với các loại ván ép đã nêu trên.
Như vậy có thể thấy gỗ plywood là một loại gỗ ván ép có nhiều ưu điểm nổi bật và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Hy vọng những chia sẻ phía trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ plywood là gì và những đặc điểm của nó.