Hiện nay, xu hướng thiết kế sàn gỗ ngoài trời mang lại điểm nhấn cho không gian hiện đại rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, khi lát sàn gỗ ngoài trời thi bạn cần phải lắp đặt thêm khung xương để chúng trở nên chắc chắn hơn. Vậy khung xương sàn gỗ ngoài trời là gì? Cùng Sàn gỗ Nguyễn Kim tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xem thêm:
Cách lát sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp
Quy trình lắp đặt sàn gỗ tự nhiên – Sàn gỗ Nguyễn Kim
Các loại khung xương sàn gỗ ngoài trời phổ biến
Hiện nay khung xương sàn gỗ ngoài trời gồm 4 loại phổ biến nhất là:
Khung xương inox 304
Đây là loại khung xương cao cấp và có giá thành cao nhất. Tuy nhiên chúng có độ bền cao nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
- Ưu điểm: độ bền cao, không gỉ sét
- Nhược điểm: Giá thành cao, thi công phức tạp
- Đơn giá: Khoảng 300.000đ/m2
Khung xương sắt hộp mạ kẽm
Đây là loại khung xương có chất liệu rẻ nhất. Để gia cố thêm độ bền thì thợ sẽ hàn cố định khung vào cốt nền thay vị gắn bằng đinh vít thông thường.
- Ưu điểm: giá rẻ, thi công dễ dàng
- Nhược điểm: Lâu ngày sẽ bị gỉ sét
- Đơn giá: Khoảng 150.000đ/m2
Khung xương gỗ
Khung xương gỗ được làm từ gỗ thông dầu hoặc gỗ Teak Lào. Loại khung này đòi hòi thợ phải xẻ dày để khung có độ bền cao. Sau đó cần sơn thêm một lớp dầu để bảo vệ mặt gỗ.
- Ưu điểm: thân thiện với môi trường
- Nhược điểm: Gỗ dễ bị cong vênh, mối mọt
- Đơn giá: 180.000đ/m2
Khung xương composite
Khung xương Composite là hỗn hợp từ gỗ, bột nhựa, chất kết dính, keo.
- Ưu điểm: dễ dàng thi công
- Nhược điểm: Dễ bị oxy hóa, đứt gãy theo thời gian
- Đơn giá: khoảng 200.000đ/m2.
Một số kỹ thuật lắp đặt sàn gỗ tự nhiên hiện nay
Bạn có thể tham khảo ngay kỹ thuật lắp đặt sàn gỗ tự nhiên cụ thể nhất sau đây:
1. Lát theo kiểu sử dụng khung xương
Sử dụng khung xương gỗ để cố định cách ly sàn và bề mặt sàn sau đó xương gỗ sẽ được cố định với sàn bằng đinh vít. Người ta thường dùng gỗ tạp để làm khung xương đà để giảm giá thành.
Quy cách của khung xương gỗ sẽ có độ dày 2cm, rộng 3cm và dài tối thiểu là 1m. Tùy vào độ phẳng của sàn để cân nhắc có sử dụng thêm lớp xốp để cách ly sàn và khung hay không.
- Ưu điểm: Có lớp lót cách ly nên sàn không bị tiếp xúc với khung xương tránh được việc co ngót, cong vênh. Sàn được cố định chắc chắn, không sụt lún.
- Nhược điểm: Việc lắp đặt mất nhiều thời gian, khó khăn khi sửa chữa và không tái sử dụng được sàn gỗ đã cố định. Ngoài ra, cách này còn tốn khá nhiều chi phí.
2. Sử dụng keo
Sử dụng keo sữa để cố định khớp hèm sàn gỗ với nhau. Sàn gỗ sẽ được cách ly với mặt sàn bằng lớp xốp tráng bạc.
- Ưu điểm: Lắp đặt nhanh, chi phí thấp hơn dạng khung xương
- Nhược điểm: Khó sửa chữa, không tận dụng được sàn gỗ cũ khi muốn di dời.
3. Lát sàn gỗ không dùng keo, khung xương
Các thanh ván gỗ được ghép lại với nhau mà không cần dùng đinh vít hay keo cố định. Ván gỗ được thả nồi trên sàn và cách ly với sàn bằng lớp xốp tráng bạc.
- Ưu điểm: Lắp đặt đơn giản, dễ dàng, chi phí thấp. Dễ dàng sửa chữa và có thể tận dụng lại sàn gỗ cũ khi di dời.
- Nhược điểm: Dễ bị co ngót, cong vênh sàn gỗ. Khi di chuyển có thể tạo ra tiếng kêu sau thời gian đầu lắp đặt.
4. Lát sàn gỗ kiểu xương cá
Sàn gỗ được lắp đặt theo hình dáng xương cá và được sản xuất cấu tạo riêng. Bạn có thể sử dụng hoặc không dùng khung xương hay ván cách ly. Nếu sử dụng thêm khung xương hay ván cách ly thì sàn sẽ được cố định bằng đinh vít.
- Ưu điểm: Có tính thấm mỹ cao, bề mặt sàn chắc chắn, ít bị cong vênh, co ngót
- Nhược điểm: Chi phí cao nhất, đòi hòi thợ lành nghề mới có thể lắp đặt chuẩn. Sàn gỗ bị hư hại rất khó sửa chữa. Việc tận dụng sàn gỗ sau khi di dời phụ thuộc vào khi lắp đặt bạn có sử dụng keo hay không.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các loại khung xương sàn gỗ ngoài trời và các lắp đặt chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!