sàn gỗ
Nội Dung Chính
Chuẩn bị bề mặt nền sàn gỗ :
Sàn gỗ dù là sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp thì về bản chất không có tác dụng chịu lực. Sự ổn định của sàn gỗ phụ thuộc vào chất lượng của bề mặt nền bên dưới . Những loại bề mặt nền ổn định để lát sàn gỗ là nền bê tông, nền xi măng, nền gạch men . Trong trường hợp dùng xương bằng sắt hộp thì phải dùng tấm MDF chịu nước dải và cố định trên xương.
sàn gỗ tự nhiên
sàn gỗ công nghiệp
Lưu ý đối với nền gạch men, nếu chất lượng lát gạch men kém, nhất là tại các chung cư mới, có khả năng sàn gạch men sẽ bị phồng sau một thời gian sử dụng ảnh hưởng đến sàn gỗ. Nếu bạn không chắc chắn về điểm này, cần xử lý cắt mạch gạch trước khi lắp đặt sàn gỗ.
Một điểm quan trọng khác là cốt nền của sàn sau khi lắp đặt sàn gỗ sẽ cao hơn trước đó là bao nhiêu? Bạn cần nắm rõ điểm này để có thể tính toán độ hở của chân cửa, để cốt nền hợp lý sao cho khi lắp đặt sàn gỗ, bề mặt sàn gỗ bằng với bề mặt cầu thang hay nền gạch, đá hoa tiếp giáp. Đối với sàn gỗ công nghiệp có 2 loại độ dày là 8mm, 12mm , sàn gỗ tự nhiên thông thường là 15mm, 18mm. Cộng thêm độ dày của lớp vật liệu lót 3mm thì cốt nền sau khi lắp đặt sàn gỗ sẽ cao lên tương ứng là 11mm, 15mm, 18mm, 21mm.
Nên dùng vật liệu phụ kiện sàn gỗ nào?
Lớp lót sàn gỗ thông thường đối với sàn gỗ công nghiệp là xốp nilon 3mm, đối với sàn gỗ tự nhiên là xốp nilon tráng bạc hay phom cao su non. Tuy nhiên, nếu bạn lát sàn gỗ tại tầng 1 có nguy cơ nồm ẩm cao thì nên sử dụng xốp nilon tráng bạc hay phom cao su non dù là sàn gỗ công nghiệp. Tương tự là vật liệu phào chân tường . Phào nhựa hay phào laminate có độ bền và tính chịu nước cao nên được sử dụng nếu tường có khả năng bị ẩm còn phào thông dụng trên thị trường thì khả năng chống ẩm là không cao.
Có một lưu ý đối với sàn gỗ được lắp đặt trên nền gạch men cũ. Thông thường, sàn gạch men cũ hay sử dụng phào gạch ốp tường cao 10mm khiến bạn khó có thể dùng phào chân tường. Giải pháp đục phào gạch chân tường, làm phẳng, bả ma tít và sơn theo màu tường cũ được cho là khá kỳ công và tốn kém chưa kể đến việc tìm loại sơn đồng màu với màu tường thường rất khó khăn . Số đông chọn giải pháp đi nẹp bo chìm ở chân tường. Cách này giúp việc lắp đặt được dễ dàng tiết kiệm chi phí và thời gian.
Tính toán thời điểm lắp đặt sàn gỗ và cách lắp đặt :
Bạn chỉ nên lắp đặt sàn gỗ khi đã hoàn thiện cửa hoặc cửa sổ thông ra ngoài trời để tránh những tác động xấu từ thời tiết như mưa nắng hắt vào ảnh hưởng đến sàn gỗ. Mặt khác, việc lắp đặt sàn gỗ nên là công đoạn cuối cùng trước khi sơn để tránh thợ thi công các hạng mục khác đi lại hoặc va quệt vào sàn gỗ. Trong trường hợp việc lắp đặt sàn gỗ trước là bất khả kháng thì nên có biện pháp che chắn hữu hiệu.
Về cách lắp đặt sàn gỗ, có 1 điểm cần lưu ý là ở khoảng giữa 2 phòng khác nhau, bạn lựa chọn lắp đặt thông suốt hoặc ngăn phòng bằng nẹp kỹ thuật. Nếu bạn chọn cách lát thông thì về tính thẩm mỹ sẽ tốt hơn tuy nhiên lại không ổn định bằng cách lát ngăn phòng bởi sàn gỗ khi co giãn trong không gian rộng sẽ khó lường và dễ bị bồng sàn hơn. Bạn cần cân nhắc yếu tố nào quan trọng với mình hơn và nên lắng nghe tư vấn của thợ có kinh nghiệm.
Trên đây là những điều cần lưu ý cơ bản trước khi lắp đặt sàn gỗ. Nếu bạn có những thắc mắc hoặc góp ý khác, vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn theo số 0909102111-0982222989 . Chúng tôi hân hạnh được lắng nghe, tư vấn và giải đáp