Sàn gỗ Laminate là dòng sản phẩm ván lát sàn công nghiệp được sản xuất trong nước. Với thiết kế ấn tượng, mẫu mã đa dạng, đây vẫn đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của không ít hộ gia đình. Đặc biệt là thi công trong các căn hộ hiện đại, trẻ trung.
Sàn gỗ Laminate là gì?
Laminate hay còn được biết đến với cái tên Formica hoặc tên đầy đủ High Pressure Laminate. Đây là một vật liệu phủ bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa và khá đa dạng về màu sắc, hoa văn. Hiện tại nó được đánh giá khá cao và ứng dụng rộng rãi trong trang trí bề mặt cho các sản phẩm thay thế gỗ tự nhiên như đồ nội thất, sàn gỗ công nghiệp,…
Bột gỗ tự nhiên được ép cứng kết hợp Melamine sẽ tạo nên cốt gỗ HDF. Sau đó được phủ lớp bề mặt từ Laminate theo công nghệ hiện đại để trở thành ván sàn gỗ Laminate. Đây là một trong số ít những dòng ván sàn công nghiệp có sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ của Thái Lan. Đánh giá khách quan thì nó khá được ưa chuộng bởi giá thành cạnh tranh, mẫu mã nổi bật.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo ngay tại: Vật liệu Laminate là gì?
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp Laminate
Sàn gỗ công nghiệp Laminate được sản xuất tại Việt Nam có cấu tạo gồm 4 lớp sau:
Lớp chống xước
Lớp chống xước hay lớp phủ bề mặt là lớp Resin Melamine tổng hợp hay còn gọi là Laminate. Đây là vật liệu đặc biệt làm từ oxit nhôm kết hợp sợi thủy tinh. Hai vật chất này ép ở nhiêt độ cao nóng chảy liền với lớp phim trang trí bên dưới làm thành màng bao phủ vân gỗ. Vai trò của lớp trên cùng này là bảo vệ, tạo độ sâu cho màu sắc, giữ màu bền hơn và gia tăng khả năng chống xước, chống mài mòn cho sàn gỗ. Đặc biệt, với ưu điểm chống nước cực tốt nên nó còn giúp kháng ẩm và kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ vậy là lớp sàn gỗ bên dưới bền hơn khi sử dụng.
Lớp chống xước được đo lường khả năng chống mài mòn bằng chỉ số AC. Bảng đo lường tiêu chuẩn áp dụng từ AC1 đến AC5. Chỉ số càng cao thì khả năng chống xước, chống mài mòn sẽ càng lớn.
Lớp giấy vân trang trí
Đây là lớp phim Melamine được in màu vân gỗ mô phỏng theo vân của gỗ tự nhiên. Độ dày của lớp này khoảng 0.3mm. Lớp họa tiết được lựa chọn khá đa dạng mang đến nhiều mẫu mã khác nhau phù hợp theo từng phong cách nội thất để khách hàng lựa chọn thi công.
Lớp cốt bằng gỗ ép công nghiệp
Đây là lớp gỗ ép mật độ cao HDF. Bột gỗ tự nhiên nghiền mịn (chiếm khoảng 85%) trộn cùng một số loại phụ gia và keo kết dính tạo thành tấm. Độ dày của lớp cốt này sẽ quyết định độ dày của sàn gỗ. Còn chất lượng của sàn thì sẽ phụ thuộc vào chất lượng của lõi.
Lớp cân bằng
Hay còn gọi là lớp lót đế mặt đáy. Lớp này được làm từ vật liệu tổng hợp như nhựa HD, HDPE có tính năng chống ẩm, chống thấm, tạo mặt phẳng và giữ cân bằng cho ván sàn chống lại tình trạng cong vênh, co ngót.
Ngoài 4 lớp chính trên, sàn gỗ Laminate còn bộ phận hèm khóa để liên kết các tấm ván sàn với nhau. Hèm khóa thường có 2 dạng: hình vuông, hình bán nguyệt.
Phân loại sàn gỗ Laminate
Sàn gỗ Laminate đang được phân phối trên thị trường hiện nay được phân chia thành nhiều chủng loại. Cụ thể bao gồm:
Phân loại theo độ dày của sàn gỗ
Theo độ dày của sàn gỗ, chúng ta có:
+ Sàn gỗ Laminate dày 8mm
+ Sàn gỗ Laminate dày 9mm
+ Sàn gỗ Laminate dày 10mm
+ Sàn gỗ Laminate dày 12mm
Tại thị trường phía Bắc, xu hướng chung của người tiêu dùng thường chọn các loại sàn gỗ Laminate dày 10mm, 12mm bản nhỏ ( 113mmx125mm). Ngược lại ở phía Nam, thị hiếu của khách hàng lại có xu hướng chọn sàn dày 8mm, bản rộng trên 190mm với thiết kế vân gỗ lớn, rõ ràng.
Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Theo nguồn gốc xuất xứ, sàn gỗ công nghiệp Laminate chia thành 2 loại:
Sàn gỗ trong nước
Đây là chỉ những dòng ván sàn Laminate được sản xuất ngay tại Việt Nam. Thông thường, các nhà máy sản xuất sản phẩm này được đặt ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình,…
Sàn gỗ nhập khẩu
Đây là sản phẩm được sản xuất tại nước ngoài rồi nhập khẩu về phân phối trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, sàn gỗ Laminate nhập khẩu thường có nguồn gốc từ các nước như:
+ Sàn gỗ Châu Âu: Áo, Ba Lan, Pháp, Đức, Thụy Sĩ,…
+ Sàn gỗ Châu Á: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia.
Khi so sánh một cách khách quan có thể thấy rằng chất lượng của sản phẩm nhập khẩu thường tốt hơn. Nhưng đồng thời giá thành cũng cao hơn hẳn sản phẩm trong nước. Nhất là với dòng ván sàn nhập từ các nước Châu Âu. Bởi thế nên khi cân nhắc lựa chọn, khách hàng cũng cần xem xét kỹ càng trên nhiều phương diện để đưa ra kết luận phù hợp nhất cho yêu cầu của mình.
Sàn gỗ Laminate có tốt không?
Là một trong những loại vật liệu ốp sàn được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, sàn gỗ Laminate hẳn là cái tên vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước quyết định có nên thi công loại sản phẩm này không thì hẳn là không ít người vẫn thấy băn khoăn. Bởi thực tế có quá nhiều dòng sản phẩm sàn gỗ đến từ các thương hiệu khác nhau cạnh tranh nên đôi khi chúng ta không thể chắc chắn rằng đây có phải là lựa chọn tối ưu nhất. Chính bởi vậy nếu muốn tìm đáp án chính xác nhất cho băn khoăn sàn gỗ Laminate có tốt không, chúng ta sẽ phải cân nhắc và phân tích kỹ lưỡng dựa trên ưu – nhược điểm của loại vật liệu này.
Ưu điểm
Theo đánh giá ở góc độ chuyên gia cũng như kinh nghiệm trong sử dụng thực tế của người tiêu dùng, sàn gỗ công nghiệp Laminate có không ít ưu điểm. Cụ thể như:
Độ bền
Sản phẩm được chế biến theo công nghệ High Pressure Laminate, các lớp được ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ C). Trên bề mặt sàn gỗ có thêm 2 lớp là lớp họa tiết mỹ thuật và lớp Melamine Resin trong suốt tăng cường bảo vệ. Chính bởi đặc thù kết cấu như vậy nên sàn gỗ Laminate luôn được đánh giá cao bởi độ bền, tuổi thọ sử dụng cũng như khả năng chống xước tốt.
Chống ẩm tốt
Phần lớn các sản phẩm sàn gỗ Laminate đều có khả năng chống nước, chống ẩm tốt. Và tính năng được được gia cố phần lớn từ chất liệu lớp đế cân bằng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm Laminate. Mỗi dòng có đặc điểm kết cấu khác nhau nên chỉ số chống ẩm cũng khác nhau. Bởi vậy khi lựa chọn, bạn cũng cần cân nhắc xem đặc điểm vị trí thi công như thế nào để có giải pháp phù hợp nhất.
“Đề kháng” với vết bẩn
Sàn gỗ tự nhiên đẹp, bền, sang trọng nhưng lại dễ bám bẩn và khó làm sạch. Ngược lại, với sàn gỗ công nghiệp như Laminate thì điều này không hẳn là vấn đề. Nếu chẳng may dính bẩn, chúng ta hoàn toàn có thể lau đi dễ dàng nhờ lớp phủ Resin trơn bóng trong suốt.
Bền màu
Các dòng sản phẩm gỗ tự nhiên thường có xu hướng phai màu, đổi màu theo thời gian sử dụng. Song với sàn Laminate thì bạn không cần lo lắng vấn đề này. Nhờ lớp màng bao phủ trong suốt gia cố bên trên cùng công nghệ in phủ tiên tiến nhất, bề mặt sàn luôn sáng bóng. Vì thế bạn không cần tốn quá nhiều thời gian trong việc chăm sóc, bảo dưỡng cho sàn gỗ của mình.
Dễ lắp đặt và bảo dưỡng
Để lắp đặt sàn gỗ công nghiệp, bạn chỉ cần tuân theo đúng hướng dẫn nhà sản xuất. Thậm chí, bạn còn có thể tự làm mà không cần thợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ và hiệu quả cao nhất, chúng tôi vẫn khuyên bạn để thợ hỗ trợ nhé.
Nhược điểm
Bất cứ loại vật liệu nào dù tốt đến đâu cũng không thể hoàn toàn loại bỏ tất cả yếu điểm. Tất nhiên, với dòng ván sàn Laminate cũng vậy. Bên cạnh những ưu điểm được đánh giá cao ở trên, nó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục. Cụ thể như:
+ Là sản phẩm làm từ vật liệu Composite nên dễ bị hư hại, chịu nước kém hơn gỗ tự nhiên. Khi sàn bị dính nước, nó có đối mặt với nguy cơ nứt, mủn. Nếu thi công loại vật liệu này, bạn phải thường xuyên chú ý lau khô sàn.
+ Sàn gỗ Laminate không phải là lựa chọn thi công tốt ở khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh.
+ Sàn gỗ công nghiệp Laminate lắp đặt khá dễ dàng, nhanh chóng nhưng khâu sửa chữa thì lại khá phức tạp và tốn kém.
Với những thông tin chia sẻ ở đây, hẳn là bạn đã tự rút ra được kết luận sàn gỗ Laminate có tốt không rồi chứ? Sàn gỗ Nguyễn Kim hi vọng, dựa vào đây bạn sẽ có thể cân nhắc và có được giải pháp thi công tối ưu nhất cho ngôi nhà của mình.