Việt Nam là đất nước có khi hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều nên việc lựa chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp không phải điều dễ dàng. Trong bài viết này, Nguyễn Kim sẽ giúp bạn lựa chọn loại sàn thích hợp nhất với những tiêu chí chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu Việt Nam ngay sau đây nhé!
Xem thêm: [TƯ VẤN] NÊN LẮP SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP MALAYSIA HAY THÁI LAN
Đặc điểm của khí hậu Việt Nam
Đặc trưng của khí hậu Việt Nam chính là thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng nóng, mưa nhiều. Đặc biệt ở khu vực miền Bắc có nhiều giai đoạn thời tiết mưa nồm diễn ra khiến độ ẩm không khí tăng cao, miền Trung chịu tác động của gió lào khô nóng khiến thời tiết khô hanh khó chịu. Chính những yếu tố thời tiết này khiến sàn gỗ dễ bi cong vênh, giãn nở, co ngót, phồng rộp khiến nhanh chóng hư hỏng và gây mất mỹ quan.
Chính vì thế cần tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ loại sàn gỗ công nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng miền để đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ.
Tiêu chí chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu Việt Nam
Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu Việt Nam nhất mà bạn có thể tham khảo:
Khả năng chống nước, chịu ẩm
Tiêu chí đầu tiên và là tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp chính là khả năng chịu ẩm, chịu nước của chúng. Tiêu chí này sẽ phụ thuộc vào cấu tạo của sàn gỗ. Sàn gỗ được cấu tạo từ 5 lớp chính, chúng liên kết bổ trợ cho nhau giúp sàn gỗ tăng tuổi thọ sử dụng. Cụ thể như sau:
Lớp bề mặt
Lớp bề mặt là lớp trên cùng của sàn gỗ thường được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp và oxit nhôm. Lớp về mặt có tác dụng chống trầy xước, chống thấm nước, chống trơn trượt, chống mối mọt và chịu lực tốt.
Lớp tạo vân gỗ (lớp phim)
Đây chính là lớp tạo ra cho bề mặt sàn có vân gỗ và màu sắc giống như gỗ tự nhiên. Lớp tạo vân gỗ này giúp sản trở nên đẹp hơn. Mỗi loại sàn gỗ sẽ có những màu sắc, hình dáng vân gỗ tự nhiên đẹp để bạn thoải mái lựa chọn.
Lớp HDF công nghiệp (cốt gỗ)
Lớp cốt gỗ là lớp quan trọng nhất trong cấu tạo sàn gỗ công nghiệp. Đây là lớp được làm từ bột gỗ ép vớ nhiệt độ cao bao gồm: bột gỗ tự nhiên, keo đặc biệt, các chất phụ gia làm tăng chất lượng của sàn gỗ.
Lớp cân bằng (lớp đế nhựa)
Cuối cùng là lớp cân bằng sàn gỗ thường được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp và bột gỗ. Đây chính là lớp giúp sàn gỗ công nghiệp chống được ẩm mốc, mối mọt.
Hèm khoá
Hèm khoá là một trong những bộ phận có chức năng đảm bảo được độ bền cho sàn gỗ công nghiệp. Hèm khoá giúp ghép những ván sàn gỗ lại với nhau, tạo ra tính liên kết bền vững. Cạnh ván gỗ sau khi xẻ thành khổ sẽ được soi rãnh khoá. Trên các rãnh khoá thường được phủ lớp dầu hoặc nến. Các lớp phủ có khả năng chống thấm nước rất tốt.
Sau khi ghép 4 phần chính của sàn gỗ thì tiến hành cắt chúng thành các thanh gỗ rồi liên kết bằng hèm khoá và sáp nến. Với cấu tạo như vậy thì sàn gỗ công nghiệp có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của nước, độ ẩm, tăng độ bền.
Khả năng co giãn và đàn hồi tốt, chống cong vênh
Tiêu chí thứ 2 khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp cho Việt Nam chính là khả năng thích nghi, co giãn, đàn hồi khi thời tiết và môi trường thay đổi. Sàn gỗ công nghiệp ít bị tác động cong vênh, co giãn theo thời tiết sẽ được đánh giá là sản phẩm chất lượng tốt.
Khả năng chống trầy xước
Chỉ số chống trầy xước của sàn gỗ (AC) cho biết độ cứng của bề mặt và khả năng chống trầy xước của sàn gỗ. Chỉ số AC càng lớn thì khả năng chịu mài mòn càng cao. Thông thường chỉ số AC trên sàn gỗ công nghiệp dao động từ AC1 – AC5.
Trên đây là những tiêu chí chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu Việt Nam nhất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng!