0909.102.111

Quy trình sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên đạt tiêu chuẩn cao

Nếu trong các ngành sản xuất, chế tác đồ gỗ thủ công, gỗ gia dụng, nội thất,… thường công tác sơn PU là không thể thiếu, thì sơn UV lại có tác dụng vô cùng quan trọng với các loại sàn gỗ tự nhiên. Vậy sơn UV là gì? Ưu nhược điểm và quy trình sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên.

Xem thêm: Những lợi ích to lớn của sàn gỗ tự nhiên bề mặt sơn bóng mờ

Sơn UV là gì?

Sơn UV là loại sơn được dùng phương pháp đóng rắn bằng bức xạ cực tím (tia UV). Đây là loại sơn có nhiều tính năng ưu việt so với nhiều sơn khác như sơn PU, NC, AC,….

Sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên 1

Ưu điểm

Các ưu điểm phải kể đến của sơn UV là:

  • Có thể dùng cả 2 phương pháp phun và cán trục.
  • Khả năng đóng rắn nhanh chóng, gần như ngay lập tức khi bay qua buồng sấy hoặc đèn UV.
  • Độ phủ đều.
  • Độ rõ nét cao.
  • Màng sơn dai cứng, khả năng chống trầy xước tốt.
  • Chịu được hóa chất, không thấm nước, bền vững trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Thân thiện với môi trường do không chứa hợp chất dễ bay hơi.

Nhược điểm

  • Sơn này không được pha loãng bằng dung môi và sẽ có độ nhớt cao. Do đó, chúng thường được dùng phương pháp cán trục. Tuy nhiên, cách này chỉ thích hợp với bề mặt phẳng, cong ít.
  • Nếu bề mặt đa dạng khác thì cần dùng phương pháp phun bằng cách pha loãng sơn với dung môi. Tuy nhiên, cách này thường không quá hiệu quả và không được khuyến khích.
  • Phải dùng máy phát tia cực tím khi thực hiện.
  • Giá thành sơn cao.

Ứng dụng

  • Phủ UV được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nội thất (cửa ra vào, cửa sổ, tủ, sàn gỗ,…); các lĩnh vực sản xuất khác như phim, thùng carton, giấy, nhôm, băng dính, dệt may,….
  • Sơn UV có thể dùng trên nhiều chất liệu bề mặt khác nhau như kim loại, đá cẩm thạch, thủy tinh,….

Sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên 2

Chi tiết quy trình sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên

  • B1: sơn cấy chân để tạo ra lớp kết dính giữa vật liệu và các lớp sơn. Từ đó, các lớp sơn sẽ được liên kết bền chặt và mang lại hiệu quả bảo vệ cao hơn.
  • B2: sấy hồng ngoại bằng cách đặt các lát gỗ lần lượt vào bằng máy sấy tia hồng ngoại chung dụng để bề mặt được hoàn hảo và tăng độ cứng cho bề mặt.
  • B3: sơn bả có tác dụng làm mịn bề mặt tấm ván mặt sàn, che các khuyết điểm của tấm gỗ.
  • B4: sấy UV + sơn lót lần 1 và lần 2: khi sấy UV và sơn lót lần 1, các tấm gỗ lát sẽ được đưa lần lượt vào máy sấy tia cực tím chuyên dụng, sấy không trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi sấy xong thì sẽ được đưa ra ngoài để sơn lót lần 2 để tăng độ bám dính khi sơn lớp UV tiếp theo.
  • B5: sấy UV + chà sơn, hút bụi sơn + sơn lót lần 3 và 4: sau khi sơn lót lần 2 thì tiếp tục sấy cho khô. Ở bước này sẽ tiến hành chà sơn, hút bụi sơn.
  • B6: sấy UV + sơn lót lần 5 và 6: lặp lại các công đoạn như ở bước 4.
  • B7: sấy UV + chà sơn, hút bụi sơn + hoàn thiện sơn đợt 1: thực hiện như ở bước trước. Ở bước này sẽ có thêm bước hoàn thiện sơn đợt 1 để chống xước, nhăn bóng bề mặt.
  • B8: sấy UV + hoàn thiện sơn đợt 2.
  • B9: sấy UV: là lớp sơn UV cuối cùng bằng máy chuyên dụng.
  • B10: kết thúc trình sơn, hoàn thiện sản phẩm.

Sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên 3

Bề mặt ván sàn gỗ tự nhiên cao cấp phải đảm bảo những yếu tố gì?

Sau khi thực hiện sơn UV, sản phẩm cần đạt được các tiêu chuẩn sau thì mới xuất ra thị trường:

  • Sơn bóng đẹp, màu sắc đồng nhất.
  • Bề mặt tấm ván sàn gỗ nhẵn mịn.
  • Tấm sàn không thấy nhìn thấy tom gỗ.

Lưu ý khi sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên

  • Các thành phần hóa học của sơn UV không thể đóng rắn nên dễ thấm qua da. Do đó, khi tiếp xúc với sơn thì cần mang khẩu trang, găng tay bảo hộ khi làm việc. Nếu bị dính sơn thì phải rửa ngay bằng xà phòng trong vòng 1 tiếng.
  • Tránh để sơn tiếp xúc với mắt, miệng và vùng da nhạy cảm.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin quy trình sơn UV cho sàn gỗ tự nhiên. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo