Hiện nay việc sử dụng sàn gỗ đã trở nên vô cùng phổ biến tại các công trình. Trên thị trường hiện có 2 phân khúc sàn gỗ chính là sàn gỗ công nghiệp cao cấp và giá rẻ. Vậy sự khác nhau giữa sàn gỗ công nghiệp cao cấp và giá rẻ là gì? Cùng Nguyễn Kim tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xem thêm: Có nên lát sàn gỗ công nghiệp? Những lưu ý không thể bỏ qua
Cấu tạo chung của sàn gỗ công nghiệp
Xét về cấu tạo thì sàn gỗ công nghiệp cơ bản có 5 lớp chính:
- Lớp bề mặt trên cùng được làm từ Melamine quyết định tới độ bền của sàn gỗ
- Lớp thứ 2 là lớp phim vân gỗ. Đây là lớp tạo nên tính thẩm mỹ cho sàn gỗ. Xử lý lớp phim vân gỗ càng tốt thì gỗ càng tự nhiên hơn.
- Lớp cốt gỗ HDF tác động tới độ bền của sàn gỗ. Cốt gỗ được ép bằng cường độ lớn đảm bảo tấm gỗ chắc chắn, không bị vỡ khi cắt.
- Lớp cuối cùng được ép liên khối với ván gỗ HDF được làm từ polyme tổng hợp có tác dụng chống ẩm và ổn định sàn gỗ.
- Lớp hèm khoá
Sự khác nhau giữa sàn gỗ công nghiệp cao cấp và giá rẻ
Độ bền, khả năng chống lại các tác động tiêu cực:
- Đối với ván sàn gỗ công nghiệp cao cấp: Trong quá trình sử dụng sẽ khó tránh khỏi trầy xước và va đập nhưng nếu dùng sàn gỗ cao cấp thì bề mặt sẽ chịu lực va đập tốt hơn, có khả năng chống cong vênh và độ giãn nở thấp hơn. Thời gian khấu hao của sàn gỗ chất lượng cao khoảng 10 – 15 năm.
- Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ: Chịu lực, va đập và trầy xước kém hơn. Độ giãn nở lớn, dễ bị cong vênh nên độ bền chỉ khoảng 5 – 7 năm.
Độ an toàn:
- Sàn gỗ công nghiệp cao cấp: Được làm trên quy trình sản xuất tiên tiến bởi các tập đoàn uy tín trên toàn cầu nên được loại bỏ nhiều độ tố trong gỗ.
- Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ: Độ an toàn không cao bằng sàn gỗ công nghiệp cao cấp.
Tính thẩm mỹ:
- Sàn gỗ công nghiệp cao cấp: Mang đến những không gian sang trọng, lộng lẫy đẹp, hiện đại và phù hợp với người có tài chính cao.
- Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ: Tính thẩm mỹ trung bình. Phù hợp với mức chi phí đầu tư tầm trung.
Các loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay
Bạn có thể tham khảo ngay một số loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp, chất lượng tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay ngay sau đây:
- Sàn gỗ KronoSwiss: Xuất xứ Thuỵ Sỹ có độ dày 8 và 12ly. Loại sàn này được làm từ 75% gỗ từ rừng Thuỵ Sỹ có khả năng chống trầy, chống mài mòn và chịu nước tốt. Sàn gỗ có màu sắc đa dạng, đẹp măt.
- Sàn gỗ Janmi: Sàn gỗ được sản xuất tại Malysia theo tiêu chuẩn quốc tế có chỉ số an toàn E1 nên được lắp ở phòng ăn, phòng ngủ. Gỗ được phủ lớp Melamine kết hợp với sợi thuỷ tinh chống trầy xước, chống trơn trượt màu sắc đa dạng, phong phú.
- Sàn gỗ Inovar: Xuất xứ Malaysia có độ bền cao, chống va đập, cong vênh và ngấm nước rất tốt.
- Sàn gỗ Egger: Đây là dòng sản phẩm sàn gỗ mới, hiện đại nhất chinh phục được các thị trường châu Mỹ, châu Âu. Sàn có khả năng chịu lực, chịu va đập, không cong vênh biến dạng và có nhiều mẫu mã lựa chọn.
- Sàn gỗ Robina: Khả năng chịu nước, chống trầy xước, mối mọt, độ cứng cao. Sàn gỗ có nhiều hoạ tiết mẫu mã để lựa chọn với nhiều màu sắc đẹp mắt nhất.
- Sàn gỗ Classen: Xuất xứ tại Đức. Đây được xem là loại sàn gỗ được yêu thích khi đem lại được cảm giác gần gũi, ấm áp và thoải mái nhất khi sử dụng.
- Sàn gỗ Thaixin: Xuất xứ Thái Lan, được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, chống thấm nước, chống bay màu, chống trầy xước tốt và có độ bền cao.
Trên đây là cách phân biệt sự khác nhau giữa sàn gỗ công nghiệp cao cấp và giá rẻ chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!