0909.102.111

9 Thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệp bạn nên biết

thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệp 4

Để khách hàng nắm bắt được các thông tin sản phẩm nhanh chóng, chính xác nhất thì nhà sản xuất đã đưa ra một số ký hiệu cơ bản cho sản phẩm. Các ký hiệu này sẽ thể hiện nguồn gốc, xuất xứ, kích thước và một số tiêu chuẩn về sản phẩm. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 9 thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệpbạn nên biết.

1. Xuất xứ sàn gỗ công nghiệp

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có rất nhiều thương hiệu ván sàn gỗ được nhập khẩu và cả sản xuất ở nước ta. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt được sản phẩm nào nhập nguyên hộp, sản phẩm nào sản xuất bởi bên thứ 3. Để biết xuất xứ của sản phẩm, bạn nhìn vào mặt sau tấm gỗ. Mặt này thường được in ngày sản xuất và xuất xứ của sản phẩm với dòng chữ Made in + tên quốc gia. Nếu chưa yên tâm bạn có thể yêu cầu xem CO, CQ – các chứng nhận xuất xứ của sản phẩm.

thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệp 1

2. Kích thước sàn gỗ công nghiệp

Các thông số về kích thước sàn gỗ công nghiệp gồm: độ dài, độ rộng, độ dày của tấm ván sàn. Thường sàn gỗ công nghiệp hiện nay có chiều dài từ 1.2m trở lên; rộng từ 12 – 20mm; độ dày là 7.5mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm. Rất ít thương hiệu sàn gỗ sản xyaars gỗ bản ngắn khoảng 900mm như sàn gỗ tự nhiên.

thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệp 4

3. Màu sắc sàn gỗ công nghiệp

Mỗi thương hiệu sàn gỗ sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Các hãng này thường ký hiệu màu sắc bằng mã sản phẩm. Bạn có thể xem được màu sắc sàn gỗ trên website. Tuy nhiên, màu sắc trên ảnh chỉ phản ánh đúng 80 – 95%. Vì thế, để xem đúng màu thì bạn nên đến trực tiếp các cửa hàng, showroom bán sàn gỗ để nhìn màu thực tế và lựa chọn màu sàn gỗ phù hợp nhất với thiết kế nhà bạn.

thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệp 3

4. Chế độ bảo hành sàn gỗ công nghiệp

Trên bao bì sản phẩm mỗi nhà sản xuất sẽ in thời gian bảo hành sản phẩm. Thường với sàn gỗ công nghiệp sẽ được bảo hành từ 15 – 35 năm. Điều kiện bảo hành có tác dụng khi bạn mở hộp ra thấy sản phẩm có lỗ, hỏng hoặc khi sử dụng đúng hướng dẫn nhưng sản phẩm vẫn có lỗi phát sinh do nhà sản xuất.

5. Hệ thống hèm khóa

Mỗi tấm ván gỗ đều được lắp thêm hèm khóa ở 4 cạnh. Hèm khóa này giúp 2 thanh gỗ liên tiếp chặt với nhau hơn, đồng thời giúp việc thi công nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hiện nay có rất nhiều kiểu hèm khóa khác nhau. Dưới đây là một số kiểu hèm khóa bạn có thể tham khảo:

  • Hèm khóa zip’n’go: là loại hèm khóa độc quyền trên dòng sàn gỗ Alsafloor nhập khẩu từ Pháp.
  • Hèm khóa Clic2Clic: thường thấy trong các sản phẩm ván sàn công nghiệp từ loại phổ thông và một số loại cao cấp
  • Hèm khóa Crystal-Click: được dùng với dòng sàn gỗ công nghiệp Kronoswiss nhập khẩu từ Thụy Sỹ.
  • Hèm khóa Rclick: là công nghệ hèm khóa độc quyền chỉ có ở dòng sàn gỗ Janmi và sàn gỗ Robina nhập khẩu từ Malaysia.
  • Hèm khóa TAP&GO: thường thấy trên các loại ván sàn gỗ công nghiệp Thái Lan: sàn gỗ Vanachai, Thaixin, Thaistar, Thai Lux, ThaiViet.
  • Hèm khóa đó là cạnh hèm phẳng và cạnh hèm V khi lắp đặt lên hầu như không thấy đường mạch đâu. Loại hèm khoá này thường được sử dụng cho sàn gỗ công nghiệp dày 8mm

thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệp 4

6. Chỉ số chịu lực Class

Với những ván sàn gỗ cao cấp được nhập khẩu từ châu Âu sẽ có khả năng chịu lực là 80kg/cm2. Loại ván sàn này thích hợp lắp ở phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang,…. Hoặc có thể lắp ở các khu vực công cộng như siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ,…. Với ván sàn thường sẽ có mức độ class là 32, số ít mức độ class là 33.

thông số kĩ thuật trên sàn gỗ công nghiệp 5

7. Chỉ số chống mài mòn bề mặt AC

Chỉ số này tính bằng vòng quay xác định cấp độ mài mòn sàn gỗ công nghiệp từ AC1 – AC6. Các loại sàn gỗ công nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được dùng với 4 cấp độ mài mòn là AC3 – AC6.

8. Chỉ số chịu va đập IC

IC sẽ thể hiện khả năng chịu va đập của mặt sàn với những vật rơi bất ngờ hoặc cố ý vì nhờ lớp phủ melamine và cấu trúc tổng thể của tấm sàn. Trên bao bì của sản phẩm thì thống số này ít được công bố mà các nhà sản xuất thường mặc định thông số này là IC2, nghĩa là chịu lực tác động là 20N. Với lực này thì khả năng vật nặng rơi cũng không ảnh hưởng đến mặt sàn.

9. Chỉ số khả năng chống cháy B

Cấp độ cao nhất, khó cháy nhất của sàn gỗ công nghiệp là cấp độ B1. Ký hiệu E chính là hàm lượng Formaldehyde: hàm lượng này nói lên mức độ độc hại của sàn gỗ đối với người sử dụng. Do đó các loại sàn gỗ công nghiệp khi hoàn thiện và được đưa ra thị trường để tiêu thụ phải đảm bảo mức độ độc hại là E1, chuẩn Châu Âu hoặc một số loại có mức độ E0 (không chứa độc hại).

Trên đây là các thông số kĩ thuật trên sàn gỗ bạn nên biết. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Xem thêm: 

Khái niệm sàn gỗ công nghiệp – Sàn gỗ Nguyễn Kim

Kích thước sàn gỗ và những thông tin cần biết khi lựa chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo