0909.102.111

Cách phân biệt các lớp phủ sàn gỗ công nghiệp đơn giản nhất

Lớp phủ Melamine

Để tạo độ bền và tính thẩm mỹ cao cho sàn gỗ công nghiệp người ta sẽ dán lên bề mặt của gỗ một lớp phủ phù hợp. Các lớp phủ thường được sử dụng là Melamine, Laminate, Veneer và Acrylic. Cùng Nguyễn Kim tìm hiểu cách phân biệt các lớp phủ sàn gỗ chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: SÀN GỖ LAMINATE CÓ TỐT KHÔNG? ƯU NHƯỢC ĐIỂM SÀN GỖ LAMINATE

Các loại lớp phủ sàn gỗ công nghiệp phổ biến

Công nghệ lớp phủ sàn gỗ công nghiệp hiện nay cực kỳ hiện đại giúp bề mặt gỗ có độ bền cao, tính thẩm mỹ cao hơn các sản phẩm trước đây. Dưới đây là những loại lớp phủ sàn gỗ được sử dụng phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.

Lớp phủ bề mặt Melamine

Lớp phủ Melamine
Lớp phủ Melamine

Melamine là lớp phủ được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp. Lớp phủ này còn được xem là lớp giấy trang trí được phủ thêm lớp keo Melamine có độ dày khoảng 0.4 – 1 rem.

Lớp giấy trang trí vân gỗ phủ Melamine được dán lên cốt gỗ sau đó dùng máy nén ép nhiệt theo thông số tiêu chuẩn để tạo ra thành phẩm. Thông thường, lớp Melamine thường phủ lên gỗ cốt ván dăm Okal hoặc ván mịn như MDF.

Đây là loại lớp phủ cực kỳ đa dạng về màu sắc, mẫu mã vân gỗ với hơn 400 mã màu cho bạn thoải mái lựa chọn.

Lớp phủ bề mặt Laminate

Lớp phủ Laminate
Lớp phủ Laminate

Laminate cũng là lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Tương tự như dòng Melamine nhưng Laminate lại là loại cao cấp hơn và dày hơn Melamine. Độ dày của lớp phủ này thường từ 0.5 – 1mm. Độ dày được sử dụng phổ biến nhất là 0.7 – 0.8mm.

Lớp phủ này được dùng cho các loại cốt gỗ ván dăm hoặc MDF. Bên cạnh đó Laminate còn được dùng uốn cong, dán gỗ theo công nghệ postforming và ứng dụng nhiều trong nội thất để làm mặt bàn ghế, tủ,…

Lớp phủ bề mặt Veneer

Lớp phủ Veneer
Lớp phủ Veneer

Veneer là loại bề mặt phủ khá đặc biệt bởi bản chất của lớp phủ này là gỗ tự nhiên (gỗ sồi, tần bì, xoan đào) sau đó được bóc ly tâm thành các lớp có độ dày từ 0.3 – 0.6mm. Sau đó các lớp này sẽ được xử lý và dán lên bề mặt của gỗ công nghiệp.

Lớp phủ Veneer mang lại cho gỗ công nghiệp vẻ đẹp tự nhiên nhất, vân gỗ đẹp, sắc nét và có độ đàn hồi cao sau khi được tẩm sấy.

Lớp phủ bề mặt Acrylic

Lớp phủ Acrylic
Lớp phủ Acrylic

Acrylic được xem là lớp phủ gỗ công nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay. Acrylic hay còn gọi là Mica, đây là lớp phủ được cấu tạo từ vật liệu nhân tạo, tổng hợp từ dầu mỏ nên có đặc tính riêng biệt nhất so với các lớp phủ kể trên.

Lớp phủ Acrylic mang lại bề mặt bóng gương, nhẵn mịn và có nhiều màu sắc để người dùng có thể lựa chọn. Đây là loại vật liệu được ưa thích vì có tính thẩm mỹ cao, dễ lau chùi, hợp với phong cách nội thất tinh tế, sang trọng.

So sánh cấu tạo của các lớp phủ sàn gỗ công nghiệp

Để bạn đọc có thể dễ hình dùng hơn về cấu tạo và phân biệt các lớp phủ bề mặt của gỗ công nghiệp, Nguyễn Kim sẽ lập ra bảng so sánh chi tiết như sau:

Loại lớp phủ

Cấu tạo

Melamine

+ Lớp trong cùng (C): Đây là lớp giấy nến giúp tạo ra độ dày, cứng và chắc chắn cho melamine.
+ Lớp ở giữa (B): Đây là lớp film tạo hình vân gỗ. Đây chính là lớp quan trọng tạo ra tính thẩm mỹ và đa dạng cho sàn gỗ công nghiệp. Lớp giữa này sẽ là màu sắc, đường vân gỗ của sản phẩm.

+ Lớp ngoài cùng (A): Là lớp bảo vệ, chống trầy xước, ẩm mốc và cách âm cho sàn gỗ.

Laminate

+ Lớp màng phủ (Overlay): Đây là 1 lớp keo trong suốt ở trên cùng của tấm phủ Laminate giúp chống trầy xước, thấm nước và tăng độ bóng, mịn.
+ Lớp giấy vân gỗ (Decorative paper): Đây là một lớp khá đặc biệt và tương tự như lớp tạo phim mỹ thuật. Những mẫu hoa văn, vân gỗ, màu sắc sẽ được in lên loại giấy này.
+ Lớp giấy nền (Kraft papers): Đây là lớp cuối cùng để làm tăng độ cứng, độ chịu lực và độ bền của lớp phủ.

Veneer

Đây là các lớp phủ được bóc tách từ gỗ tự nhiên và được xử lý kỹ càng trước khi dán lên bề mặt gỗ công nghiệp.

Acrylic

Cấu tạo gồm 3 lớp: nhựa ABS, lớp nhựa trong, lớp phủ ngoài có tác dụng chống trầy xước, chống thấm.

 

Ưu, nhược điểm của các lớp phủ bề mặt sàn gỗ

Ưu, nhược điểm của các lớp phủ sàn gỗ
Ưu, nhược điểm của các lớp phủ sàn gỗ

Melamine

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ nhất
  • Có tính ứng dụng cao trong thiết kế và thi công nội thất
  • Quy trình sản xuất nhanh chóng, đơn giản

Nhược điểm:

  • Màu sắc, bề mặt vân gỗ không được đẹp mắt và đa dạng như lớp phủ Laminate
  • Khả năng tạo dáng, uốn cong bị hạn chế nên không sử dụng được cho các công trình phức tạp.
  • Khả năng chịu lực, chịu mài mòn kém hơn các bề mặt khác.

Laminate

Ưu điểm:

  • Đa dạng về mẫu mã, màu sắc
  • Có độ bền cao, tính thẩm mỹ.
  • Có nhiều dòng có khả năng uốn cong, dễ tạo hình cho vật liệu
  • Chống trầy xước, chống thấm, chống cháy và chịu lực tốt hơn Melamine
  • Phù hợp với nhiều không gian khác nhau

Nhược điểm:

  • Giá thành tương đối cao
  • Quy trình sản xuất đòi hỏi máy móc và kỹ thuật hiện đại hơn.

Veneer

Ưu điểm:

  • Vân gỗ tự nhiên, đa dạng, sắc nét và đẹp mắt
  • Màu gỗ tự nhiên có tính thẩm mỹ cao
  • Chống mối mọt, cong vênh
  • Có độ đàn hồi cao

Nhược điểm:

  • Không chịu được nước
  • Khó lau chùi vệ sinh vì không dùng được hoá chất khi lau
  • Dễ phai màu
  • Không đa dạng

Acrylic

Ưu điểm:

  • Bề mặt có độ sáng bóng, phản chiếu sâu tạo ra cảm giác sang trọng, tinh tế
  • Chống trầy xước, bám bụi, dễ dàng vệ sinh sạch sẽ
  • Bảng màu đa dạng, phong phú dễ dàng lựa chọn
  • Có độ bền cao, chịu được tác động của tia cực tím.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Máy móc gia công yêu cầu kỹ thuật cao
  • Chỉ phù hợp với những không gian hiện đại.

Ứng dụng của các lớp phủ sàn gỗ công nghiệp

 

Ứng dụng của các lớp phủ bề mặt sàn gỗ
Ứng dụng của các lớp phủ bề mặt sàn gỗ

Bề mặt phủ Melamine:

  • Ứng dụng chủ yếu trong các sản phẩm nội thất trong gia đình, không gian công cộng, văn phòng làm việc.
  • Thi công không gian kiến trúc.

Bề mặt phủ Laminate:

  • Thiết kế nội thất công cộng, gia đình, văn phòng, khách sạn, các trung tâm thương mại như: bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo,..
  • Ứng dụng trong các công trình kiến trúc từ bình dân tới sang trọng.

Bề mặt phủ Veneer:

  • Ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất như nhà ở, văn phòng,…
  • Thường dùng làm vách ngăn trong những không gian lớn, sang trọng.

Bề mặt phủ Acrylic:

  • Ứng dụng được cả về nội thất và ngoại thất theo phong cách hiện đại, tinh tế, sang trọng
  • Thường được làm tủ bếp, vách ngăn, phòng tắm, trang thiết bị vật dụng trong các không gian hiện đại
  • Thiết kế ngoại thất: biển quảng cáo, các sản phẩm giải trí
  • Làm đồ trang trí
  • Làm quà tặng

Trên đây là hướng dẫn cách phân biệt các lớp phủ sàn gỗ công nghiệp đơn giản, chính xác nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo