0909.102.111

Quy trình sản xuất gỗ

quy trình sản xuất gỗ

Quy trình sản xuất gỗ các loại sẽ cho những công đoạn, bước thực hiện rất khác nhau. Do đó, để làm ra được một sản phẩm gỗ chất lượng, đòi hỏi người thợ cần thông thạo đầy đủ từng thủ thuật, khâu đoạn sơ chế, hoàn thiện nguyên liệu này. Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu: Quy trình sản xuất gỗ trong bài viết sau đây! 

Những điều cần lưu ý trước khi bước vào sản xuất gỗ

quy trình sản xuất gỗ
Những lưu ý khi sản xuất gỗ là gì? 

Để sản xuất gỗ có chất lượng cao, hãy ghi nhớ một số lưu ý sau đây: 

Một số tiêu chuẩn về sản xuất gỗ cần nhớ

Các tiêu chuẩn về sản xuất gỗ chung được thống kê chi tiết qua bảng sau: 

Các tiêu chuẩn  Yêu cầu 
Kiểu dáng, kích thước, cỡ số  phải có kiểu dáng, cỡ số, kích thước cơ bản và kích thước theo các quy định hiện hành
Loại gỗ sản xuất  Là dòng gỗ thuộc nhóm từ 1-5, phải được xử lý bằng thuốc bảo quản trước khi đưa vào sản xuất 
Độ ẩm gỗ  Không quá 18%
Độ vững chắc, chịu lực  Gỗ cần có độ cân đối, không có tình trạng bị lệch. Đồng thời phải có độ cứng, chắc chắn, không xô, cong vẹo, chịu lực tốt 

Các dụng cụ để sản xuất gỗ

Để sản xuất gỗ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau đây: 

  • Máy khoan: Giúp người thợ khoan được các lỗ trên gỗ một cách chắn chắn, chính xác, nhanh gọn và dễ dàng hơn mà không làm hỏng bề mặt gỗ xung quanh chỗ khoan 
  • Máy cưa: Là dụng cụ không thể thiếu trong sản xuất gỗ, nó có thể cắt, xẻ hay cưa gỗ cực dễ dù có cứng đến đâu. Đồng thời, thiết bị còn tạo hình gỗ chuyên nghiệp, có sự linh hoạt và an toàn cao. 
  • Máy bào gỗ: Thiết bị chuyên dụng để bào gỗ  ra với những loại cần độ phẳng, cao cũng như muốn có độ dày như ý 
  • Máy chà nhám: Dùng chà nhám bề mặt gỗ trở nên đẹp, gọn gàng và có độ bóng, mịn màng theo đúng nhu cầu người sử dụng 
  • Máy đánh bóng: Có tác dụng làm đẹp bề mặt gỗ để làm nên những sản phẩm gỗ đẹp, chất lượng cao 
  • Máy phay: Giúp phay một số mặt phẳng của gỗ như mặt nghiêng, đứng hoặc phay rãnh nhanh chóng, dễ dàng hơn 
  • Hộp đựng đồ nghề: Giúp bạn bảo quản dụng cụ sản xuất, chế tạo gỗ nhanh gọn và tốt hơn, tránh tình trạng bị mất đồ cũng như dễ tìm kiếm khi dùng. 

Quy trình sản xuất gỗ

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp

quy trình sản xuất gỗ công nghiệp
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp gồm bao nhiêu bước?

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp gồm một số các bước: 

Bước 1: Khai thác và xử lý gỗ 

Trước khi bắt đầu đi vào sản xuất, bạn cần khai thác gỗ, chọn dòng gỗ để đưa vào thực hiện sao cho hợp lý nhất. Lưu ý rằng, cần lựa chọn gỗ theo các tiêu chuẩn quốc gia đã được quy định.

Bước 2: Phân loại, vận chuyển đến nơi sản xuất 

Sau khi đã khai thác xong, gỗ cần được xẻ mỏng, rồi phân loại ra để phục vụ các mục đích sản xuất khác nhau. Sau đó được sắp xếp riêng và gửi về nhà máy nhằm nghiền nhỏ, đưa vào sản xuất.

Bước 3: Tiến hành sản xuất 

+ Sau khi được đưa về, trải qua công đoạn nghiền nhỏ. Bột gỗ khi đã nghiền xong sẽ trộn cùng với keo, một số chất phụ gia để tạo độ cứng cho gỗ và chuyền dần sang khâu ép. 

quy trình sản xuất gỗ
Nghiền nhỏ gỗ là một trong các bước sản xuất gỗ

+ Tiếp theo, do bột gỗ đã có phần cứng chắc hơn nên được ép dưới áp suất cao (khoảng 850-870 kg/cm2). 

+ Sau đó, nó được định hình thành các tấm gỗ dạng HDF, MDF hoặc MFC có kích thước dao động trong tầm từ 1220 x 2440 mm, có độ dày 6-24 mm dựa trên yêu cầu sản xuất 

+ Sau khi đã có bán thành phẩm là những chiếc ván gỗ trơn chất lượng. Chúng sẽ tiếp tục được gia công, xử lý thêm 2 mặt để làm tăng độ cứng, có thể chống sự cong vênh, méo mó hay biến dạng của sản phẩm khi đưa ra thị trường 

+ Tiến hành phủ bề mặt tấm gỗ bằng Melamine Resin kèm sợi thủy tinh để làm nên một lớp phủ trong suốt. Mang khả năng giữ màu sắc, đường vân thêm ổn định. Đồng thời, có thể chống trầy xước, bảo vệ bề mặt tấm gỗ tốt và cẩn thận hơn 

+ Sau quá trình phủ trên, các tấm gỗ công nghiệp về cơ bản đã được hình thành. Lúc này, lại cho tấm gỗ ép dưới nhiệt và áp suất cao nhằm giúp những sợi gỗ trong đó được liên kết chặt chẽ, bền vững với nhau hơn nữa

+ Hoàn thiện bước trên, bạn hãy bắt tay vào làm sáng bóng bề mặt và đưa thành phẩm là các tấm gỗ chuyển sang dây chuyền phay mộng 

+ Sang bước phay mộng, các tấm gỗ bắt đầu được cắt với kích thước được mặc định sẵn. Nhằm tạo sản phẩm cuối cùng theo mong muốn của đơn vị sản xuất

Quy trình sản xuất gỗ ván ép 

Tiêu chuẩn sản xuất gỗ ván ép 

Sản xuất gỗ ván ép cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn sau: 

  • Sau khi được sấy khô, tấm gỗ sẽ được bảo quản nghiêm ngặt tối thiểu 24h. Đồng thời, nó phải có độ ẩm dao động trong khoảng từ 6-8 %
  • Ép gỗ cần đạt đúng tiêu chuẩn quốc gia đã khuyến cáo 
  • Quy trình ép ván gỗ phải diễn ra đúng trình tự, cần sự giám sát chặt chẽ. Tuyệt đối không được bỏ qua, cắt bớt các bước tiến hành dẫn đến sản phầm mang chất lượng kém 
Tiêu chuẩn sản xuất gỗ ván ép là gì
Tiêu chuẩn sản xuất gỗ ván ép là gì?

Quy trình sản xuất gỗ ván ép 

  • Bước 1: Khai thác, lựa chọn gỗ

Ở công đoạn này, cần lựa chọn những dòng gỗ phù hợp để tiến hành sản xuất nhanh chóng (ví dụ gỗ lá kim hay gỗ lá rộng). Sau đó, cắt bỏm, chỉ lấy thân gỗ, còn lá, cành gom lại mang về nhà máy xử lý sau

  • Bước 2: Sơ chế gỗ

Sau khi mang thân gỗ về, tiến hành ngâm chúng trong hồ nước trong thời gian lâu một chút. Mục đích của việc làm này là giúp máy dễ dàng bóc vỏ ở thân gỗ đi nhanh hơn và khâu cắt lát cũng đơn giản đi nhiều

  • Bước 3: Tiến hành sản xuất gỗ

Việc thực hiện sản xuất gỗ ván ép cần trải qua 10 bước sau đây: 

STT Bước  Cách thực hiện 
Bước 1 Tiến hành bóc vỏ gỗ và cắt gỗ thành từng khúc với kích thước chung theo yêu cầu 
Bước 2 Miếng gỗ sẽ được đưa vào máy cắt để tạo ra từng miếng gỗ với độ mỏng đồng nhất 
Bước 3 Tiếp theo, các tấm gỗ sẽ được đưa lên dây chuyền cắt riêng biệt nhằm cắt thành phẩm ra với kích cỡ khác nhau 
Bước 4 Để tấm gỗ đạt dộ ẩm quy định, bắt buộc phải cho tấm gỗ vào máy sấy khô 
Bước 5 Kiểm tra lỗi trên tấm gỗ bằng cách áp dụng công nghệ quét bằng máy hiện đại. Đồng thời, tiến hành sửa lỗi từng tấm để đạt gỗ được chuẩn, chính xác hơn 
Bước 6 Làm sạch cũng như phủ đều hai mặt tấm ván keo kết dính. Đồng thời, xếp chúng chồng lên nhau theo độ dày để được tấm gỗ đúng như mong đợi 
Bước 7 Tiếp tục đưa tấm ván vào trong máy ép lạnh nhằm làm phẳng và đảm bảo cho keo được phân phối đều 
Bước 8 Áp dụng ép nóng tấm ván theo thời gian đã được mặc định sẵn nhằm tạo tính liên kết chặt giữa những tấm gỗ với nhau 
Bước 9 Khi khâu ép nóng đã hoàn tất, để Tấm gỗ ép nguội rồi mới được đưa vào máy cắt, chà nhám để loại bỏ các góc cạnh cứng. Ngoài ra, còn có tác dụng làm mịn bề mặt gỗ hơn nữa 
Bước 10 Kiểm tra lần cuối chất lượng sản phẩm để đánh giá tấm gỗ đã đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa 
Bước 11 Đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến những nơi cần thiết

Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên

quy trình sản xuất gỗ tự nhiên
Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên như thế nào?

Chuẩn bị

Trước khi bắt tay vào sản xuất, bạn cần chuẩn bị đầỳ đủ các loại gỗ tự nhiên để việc tiến hành chế tạo gỗ không bị gián đoạn trong quá trình thực hiện. Đồng thời, bước này còn giúp bạn nhập gỗ với số tiền bỏ ra có lợi. Không bị biến động khi giá thay đổi bất ngờ. 

Tiến hành sản xuất gỗ

  • Xẻ gỗ

Việc xẻ gỗ rất đơn giản và dễ thực hiện. Người ta sẽ lấy những khối gỗ lớn, xẻ ra thành các thanh hay tấm gỗ khác nhau với kích thước tùy theo nhu cầu. Khâu này tuy dễ nhưng vẫn có thể dùng để đánh giá tay nghề của người thợ như thế nào? Có khéo léo, điêu luyện hay khộng? Bởi lẽ, người có kinh nghiệm, làm lâu năm trong ngành sẽ biết xẻ như nào nhằm khiến gỗ không bị lỗi và ít hao chúng nhất.

  • Sấy gỗ

Đầu tiên, người ta sẽ tẩm hóa chất có tác dụng chống mối mọt lên tấm gỗ thành phẩm. Sau đó, cho chúng vào lò sấy hơi nước tùy theo quy cách của từng cơ sở. Một lưu ý nữa là, nếu gỗ được khai thác đã lâu thì lượng nước tích trữ trong nó sẽ giảm đi đáng kể vì đã hong phơi ở điều kiện tự nhiên. Do đó, có thể giúp bạn giảm bớt chi phí cùng thời gian sấy khá lớn 

Trong thời gian sấy, gỗ phải được sấy trong lò với nhiệt độ đạt chuẩn nhằm đảm bảo khi ra lò. Chúng không xảy ra tình trạng biến dạng, cong, chênh vênh, nứt nẻ. 

  • Lọc gỗ

Sau khi hoàn tất công đoạn sấy, những tấm gỗ sẽ được phân loại ra các nhóm như: A, B, C tùy theo từng mẫu đạt tiêu chí về độ mịn, rắn chắc, đường vân đẹp, không cong vênh, màu tự nhiên, độ nứt rạn như thế nào? 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Quy trình sản xuất gỗ các loại mới nhất 2020. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết trên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo